Triết Học Hiện Sinh
“Trong lịch sử triết học, từ cổ chí kim, triết hiện sinh là trường hợp duy nhất người ta thấy “triết học đã xuống đường”: triết học đã xâm nhập vào văn học quần chúng (tiểu thuyết, báo chí, kịch nghệ) vào đời sống của giới trẻ (các quán cà phê hiện sinh nơi Sartre đàm đạo triết học với bạn bè và các đệ tử, các căn hầm hiện sinh nơi thanh niên nam nữ sinh hoạt văn nghệ và nhảy nhót)”. Nói như thế để thấy được sức ảnh hưởng sâu rộng của triết học hiện sinh đối với đời sống nhân loại trong thời kì bùng nổ của nó, và cho tơi cả thời đại của chúng ta. Ở Việt Nam, Chủ nghĩa hiện sinh du nhập vào từ nửa sau thập kỉ 50 và đã tạo thành một trào lưu tư tưởng rất lớn, cùng với những ảnh hưởng tới sinh hoặt văn hoá, chính trị, đặc biệt là ở miền Nam nước ta. Cuốn sách TRIẾT HỌC HIỆN SINH - Trần Thái Đỉnh cho thấy đây không những là một cuốn sách quan trọng trong việc nghiên cứu triết hiện sinh, đồng thời cũng thể hiện tính thời sự của nó trong giai đoạn hiện nay. Thực chất, đây chính là một cuốn sách rất quý không những cho những ai muốn tìm hiểu nền triết học hiện đại thế kỉ XX, mà còn có giá trị rất lớn trong cho ai muốn tìm một cách sống, một cách suy nghĩ sâu sắc, truy tìm chính mình và vượt lên.! Sách mở cửa cho chúng ta vào nền tư tưởng chủ yếu của thế kỷ XX, với những khám phá, khẳng định, đòi hỏi của nó về con người.
Sách được chia làm 10 chương:
Chương 1. TRIẾT HỌC HIỆN SINH LÀ GÌ?
Chương 2. NHỮNG ĐỀ TÀI CHÍNH CỦA TRIẾT HIỆN SINH
Chương 3. HAI NGÀNH CỦA PHONG TRÀO TRIẾT HIỆN SINH
Chương 4. KIERKEGAARD ÔNG TỔ HIỆN SINH TRUNG THỰC
Chương 5. NIETZSCHE ÔNG TỔ HIỆN SINH VÔ THẦN
Chương 6. HUSSERL – ÔNG TỔ VĂN CHƯƠNG TRIẾT LÝ HIỆN TƯỢNG HỌC
Chương 7. JASPERS HIỆN SINH VÀ SIÊU VIỆT
Chương 8. MARCEL HIỆN SINH VÀ HUYỀN NHIỆM
Chương 9. SARTRE - HIỆN SINH PHI LÝ
Chương 10. HEIDEGGER HIỆN SINH VÀ HIỆN HỮU
Sách được chia làm 10 chương:
Chương 1. TRIẾT HỌC HIỆN SINH LÀ GÌ?
Chương 2. NHỮNG ĐỀ TÀI CHÍNH CỦA TRIẾT HIỆN SINH
Chương 3. HAI NGÀNH CỦA PHONG TRÀO TRIẾT HIỆN SINH
Chương 4. KIERKEGAARD ÔNG TỔ HIỆN SINH TRUNG THỰC
Chương 5. NIETZSCHE ÔNG TỔ HIỆN SINH VÔ THẦN
Chương 6. HUSSERL – ÔNG TỔ VĂN CHƯƠNG TRIẾT LÝ HIỆN TƯỢNG HỌC
Chương 7. JASPERS HIỆN SINH VÀ SIÊU VIỆT
Chương 8. MARCEL HIỆN SINH VÀ HUYỀN NHIỆM
Chương 9. SARTRE - HIỆN SINH PHI LÝ
Chương 10. HEIDEGGER HIỆN SINH VÀ HIỆN HỮU
NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT