Bệnh Gút Cách Phòng Và Điều Trị
Gút là một bệnh khớp mạn tính do rối loạn chuyển hóa axít uric trong máu (một sản phẩm được tạo ra trong quá trình chuyển hoá protein trong cơ thể). Bệnh gút xuất hiện khi axít uric ở dạng muối urat lắng đọng tại các mô mềm quanh khớp hoặc màng hoạt dịch của khớp và gây viêm khớp hoặc viêm các phần mềm quanh khớp (dây chằng, gân...).
Trong cơn gút điển hình, bệnh nhân bị sưng nóng đỏ đau tại các khớp hoặc các tổ chức phần mềm quanh khớp ở chi dưới như; khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân (ngón chân cái), khớp gối... Cơn đau dữ dội, nóng rát, thường xuất hiện vào nửa đêm gần sáng và thường sau một bữa thịnh soạn, có nhiều thức ăn làm tăng quá mức axít uric (thịt, hải sản, tim,
gan, sỏcỏla...), do uống rượu, sau một chấn thương hay sau khi sử dụng thuốc lợi tiểu... Nó thường giảm đi khi uống thuốc colchicine.
Trong cơn gút không điển hình, bệnh nhân bị sưng đau các khớp đầu tiên ở chi dưới, sau đó sẽ xuất hiện ở cả chi trên, nhưng sẽ tự hết dù có uống thuốc hay không. Tình trạng viêm khớp đó tái phát nhiều lần, dần dần sẽ xuất hiện thêm các hạt cứng ở quanh khớp (gọi là hạt tophi). Những hạt này có thành phần là tinh thể urat, sẽ làm biến dạng khớp, mất chức năng vận động của khớp. Nếu như thống kê trong vòng 10 năm (1978-1989) ở Bệnh viện Bạch Mai cho thấy sô’ bệnh nhân bị bệnh gút chiếm 1,5% các bệnh khớp thì từ năm 1996 đến 2000, con số này đã tăng lẽn 10%. Sự gia tàng này cũng được Viện trưởng Viện Dinh dưỡng khẳng định trong một hội nghi của Viện gần đày.
Những thống kê cũng cho thấy, 95% người bệnh là nam giới ở tuổi 30-40. Đặc biệt, người bệnh thường có tiền sử gia đinh bị gút, có rối loạn về gen, có chế độ ăn nhiều đạm, đặc biệt là thịt chó, lòng, tiết, các phủ tạng..., uống nhiều rượu...
Về điều trị, mặc dù hiện nay chưa có thuốc điều trị khỏi bệnh, nhưng nêu bệnh nhân được chẩn đoán sớm, điều trị đúng tại các cơ sở chuyên khoa khớp sẽ kiểm soát được bệnh, hạn chế được các hậu quả của bệnh khi tiến triển mạn tính.
Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân đến viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, đã có biến chứng nặng, ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây tàn phế. Điều trị bệnh gút chỉ có hiệu quả khi bệnh nhân tuân thủ chế độ ăn kiêng (ăn ít thịt dưới 150g/ngày), uống nhiều nước, hạn chế các thức ăn, đồ uống có nguy cơ cao cho cơn gút cấp tính (rượu, cà phê, thịt chó, tim, bầu dục, tôm, cua...).
Ngoài ra, bệnh nhản cần thường xuyên khám bác sĩ và duy trì thuốc đều đặn đề phòng cơn tái phát theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự bỏ thuốc. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân chỉ quan tâm đến việc điều trị khi chân bị sưng. Nếu không được chẩn đoán và điều trị bệnh sẽ tiến triển mạn tính: viêm các khớp, huỷ các khớp xương, xuất hiện hạt tophy tại các khớp, sỏi thận, suy thận và có thể tử vong.
NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT