Bê Bối Toàn Cầu : Hồ Sơ Panama
Tài liệu Panama (Panama Papers) là một bộ 11,5 triệu tài liệu mật được tạo ra bởi nhà cung cấp dịch vụ của công ty Panama.
Mossack Fonseca cung cấp thông tin chi tiết về hơn 214.000 công ty hộp thư, bao gồm cả danh sách của các cổ đông và các giám đốc. Những người và các cơ quan bị nhận diện bao gồm nhiều nhà chính trị và các tổ chức giàu có và nhiều thế lực của nhiều quốc gia. 11,5 triệu tài liệu được tạo từ những năm 1970, tổng cộng 2,6 terabyte đã được trao cho tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung vào năm 2015 và sau đó đưa đến Liên đoàn nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ – International Consortium of Investigative Journalists) đặt tại Washington. Các giấy tờ đã được phân phối đến và phân tích bởi khoảng 400 các nhà báo tại 107 tổ chức truyền thông tại hơn 80 quốc gia. Các báo cáo tin tức đầu tiên, cùng với 149 tài liệu này, đã được công bố vào ngày 03 tháng 4 năm 2016. Trong các tiết lộ khác đang được dự định, danh sách đầy đủ của các công ty sẽ được phát hành vào đầu tháng 5.
Trong một tuyên bố dài 1.800 từ, nhân vật đã tiết lộ Hồ sơ Panama lấy bí danh “John Doe” nói rằng chưa từng làm việc cho một cơ quan tình báo hay cơ quan chính phủ và chính sự bất bình đẳng thu nhập đã thôi thúc người này chia sẻ tài liệu mật.
Mossack Fonseca là một công ty luật của Panama, chuyên cung cấp dịch vụ cho các công ty, được thành lập vào năm 1977 bởi Jürgen Mossack và Ramón Fonseca. Các dịch vụ của công ty bao gồm kết hợp các công ty với khu vực pháp lý trốn thuế ở nước ngoài, quản lý các công ty hộp thư và cung cấp dịch vụ quản lý tài sản. Công ty có trên hơn 500 nhân viên tại hơn 40 văn phòng trên toàn thế giới. Công ty này đã đại diện cho hơn 300.000 công ty, đăng ký chủ yếu ở Vương quốc Anh hoặc được quản lý tại nước này. Công ty này làm việc với các tổ chức tài chính lớn nhất thế giới, như Deutsche Bank, HSBC, Société Générale, Credit Suisse, UBS và Commerzbank, trong một số trường hợp để giúp khách hàng của các ngân hàng thiết lập các cấu trúc phức tạp mà gây khó khăn cho những người thu thuế và các nhà điều tra để theo dõi dòng chảy tiền từ một nơi này sang một nơi khác. Trước khi bị rò rỉ trong Panama Papers, Mossack Fonseca đã được mô tả bởi các “nhà kinh tế” như một công ty “kín tiếng” đứng hàng đầu trong ngành công nghiệp về tài chính trốn thuế ở nước ngoài.
Giám đốc ICIJ Gerard Ryle nói, nếu chỉ là một tờ báo thì không thể khai thác được một tài liệu khổng lồ như vậy. ICIJ là một hội nhỏ có trụ sở ở Washington, được thành lập năm 1997 vào một thời điểm mà cuộc sống, kinh tế và các vụ bê bối trở nên toàn cầu, vì vậy nhiều cuộc điều tra cũng phải toàn cầu. Khoảng gần 200 nhà báo từ 65 quốc gia, là thành viên của mạng lưới và cùng nhau làm việc trong những chương trình điều tra, tin vào điều này. Các hội viên ở Đức gồm có các phóng viên điều tra Hans Leyendecker, Frederik Obermaier, Bastian Obermayer, nhà báo của đài ND Julia Stein cũng như Georg Mascolo, người điều hành nhóm điều tra từ các cộng tác viên các đài NDR, WDR và tờ báo SZ.
ICIJ chuyên về các hồ sơ lớn. Làm việc cho liên đoàn không chỉ các nhà báo, mà còn các chuyên gia máy tính giúp đỡ các nhà báo để họ có thể tìm kiếm ví dụ với từ khóa từ các tập tin định dạng khác nhau. Họ thiết lập một phòng tin ảo, cung cấp tất cả các tài liệu trên các máy chủ mà các nhà báo có thể tiếp cận được từ văn phòng của họ.
Từ nhiều năm qua ICIJ đã vạch trần nhiều vụ bê bối toàn cầu, như về việc buôn lậu của các tập đoàn thuốc lá, đánh cá bất hợp pháp, buôn bán các bộ phận xác chết hoặc sử dụng của các công ty lính đánh thuê tư nhân trong các cuộc chiến tranh. ICIJ được biết đến trên toàn thế giới là qua chương trình Offshore leaks, lúc Ryle, một nhà báo điều tra, từng đoạt giải thưởng từ Úc, và kể từ năm 2011 giám đốc của nhóm ICIJ, được cung cấp dữ liệu từ các thiên đường thuế, 160 lần rộng lớn hơn so với các hồ sơ WikiLeaks. Tiếp theo là những tường thuật khác về việc chuyển tiền quốc tế và thiên đường thuế, bao gồm cả Luxembourg Leaks và Swiss Leaks.
Tổng ngân sách năm 2015 của ICIJ là khoảng 1.800.000$, được tài trợ hoàn toàn bởi sự đóng góp. Đây là một dự án của Trung tâm Liêm chính Công, một tổ chức phi lợi nhuận ở Mỹ, mà muốn phát hiện ra những lạm dụng quyền lực và tham nhũng, nhưng nó không chi tiền cho ICIJ. Ryles có 11 nhân viên, cho các dự án lớn như tài liệu Panama ông thuê thêm những người làm việc tự do, bao gồm cả các nhà báo viết các văn bản và quay video để giải thích vào phần cuối dự án. Còn các nhà báo từ mạng lưới (thành viên của hội) vẫn được trả tiền bởi các hãng truyền thông của họ. Trong số các nhà tài trợ chính của ICIJ bao gồm Adessium Foundation của gia đình van Vliet người Hà Lan, người kiếm tiền nhờ quản lý tài sản, tức là các dịch vụ tài chính, Trung tâm Pulitzer về tường thuật các vụ khủng hoảng, tiền từ gia đình nhà báo Pulitzer, từ quỹ của gia đình sản xuất ô tô Ford. Một trong những tổ chức ủng hộ nhiều nhất từ nhiều năm nay là quỹ Open Society của tỷ phú George Soros. Nó đóng góp gần 1/3 tổng ngân sách của ICIJ. Soros là một nhân vật gây tranh cãi: Các nhà quản lý quỹ đầu tư 85 tuổi kiếm được tiền của mình với đầu cơ tài chính, một trong những đặt cược huyền thoại của ông vào đồng bảng Anh đã mang toàn bộ đơn vị tiền tệ này lảo đảo. Theo Ryle, Soros đã không bao giờ can thiệp vào công việc của ông. Soros còn không biết, quỹ của mình ủng hộ ai. Sau vụ tiết lộ LuxLeaks, ông đã đề nghị tài trợ cho ICIJ. Người của ông trả lời, “Chúng ta đã làm từ lâu”.
NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT